Ý nghĩa Chiếu dời đô

Có ý kiến cho rằng Chiếu dời đô đã thể hiện những ý tứ sâu sắc, tầm nhìn thời đại của một vị vua Đại Cồ Việt 1000 năm về trước, khi ông chọn [Đại La] làm kinh đô mới để mưu nghiệp lớn, tính kế phồn vinh, trường kỳ cho muôn đời sau. Bản chiếu nêu bật được vai trò [Thăng Long|kinh đô Thăng Long] xứng đáng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của quốc gia. Thời gian sau đó, Thăng Long vẫn là kinh đô của các nhà Trần, nhà Hậu Lê, nhà Mạc, Lê trung hưng và đang là thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thăng Long thực sự là "nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời".[11]

Nhận xét về kinh đô Thăng Long, sử gia Ngô Thì Sĩ trong Đại Việt sử ký tiền biên viết:

"Núi là vạt áo che, sông là dải đai thắt, sau lưng là sông nước, trước mặt là biển, địa thế hùng mạnh mà hiếm, rộng mà dài, có thể là nơi vua ở hùng tráng, ngôi báu vững bền, hình thể Đại Việt không nơi nào hơn được nơi này."

Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng chiếu dời đô lại nổi bật những nhược điểm khiến nó không thể trở thành một áng văn tiêu biểu của dân tộc Việt Nam, thể hiện ở các yếu tố sau:

Việc xuất hiện bài chiếu có ý nghĩa rất nhiều đối với lịch sử Hoa LưThăng Long. Nó làm nên tính chất trọng đại của hành trình 1000 năm lịch sử. Đó là một áng văn của thời khắc lịch sử từ Hoa Lư đến Thăng Long – một bước ngoặt hào hùng của dân tộc Việt Nam.[15]

Trên thực tế, Chiếu dời đô chỉ là biểu hiện của một sự kiện là dời đô. Nó không có nhiều ý nghĩa về văn hóa hay văn học, mà là ý nghĩa lịch sử. Việc nhận xét ý nghĩa của Chiếu dời đô đã bị lan man sang vấn đề về văn hóa, văn học quá nhiều. Trên thực tế, những lời lẽ, luận cứ, dẫn chứng trong bài chiếu phục vụ cho mục đích về chính trị, xã hội là chủ yếu, và đó mới là cái cần quan tâm của bài chiếu.

  • Ý nghĩa về kinh tế, quản lý:
    • Bài chiếu đã nêu rõ Thăng Long là đất đồng bằng, phồn thịnh nhưng không chịu cảnh ngập úng, thuận tiện làm nông.
    • Vị trí trung tâm trời đất, chính giữa nam bắc đông tây, bên cạnh có sông, địa hình bằng phẳng, chính là cái lợi cho việc di chuyển. Di chuyển có thuận tiện thì giao thương mới dễ dàng phát triển. Thêm nữa, việc địa hình thuận lợi cũng mang lại lợi ích cho việc quản lý đất nước, địa phương nộp thuế phú, tham gia hội họp cũng thuận tiện mà nhà vua kiểm soát đất nước, tuần thú, dẹp giặc cũng thuận tiện.
  • Ý nghĩa chính trị:
    • Nhà Lý mới lập không lâu thì nhà vua ban chiếu dời đô. Vì Hoa Lư là đất cũ 2 họ Đinh, Lê, lòng người chưa bỏ, vẫn còn nhiều người nhớ tình chủ cũ, nay vua mới lên, chuyển dời kinh đô cũng là cái cách để phân tán thế lực triều đình, giảm bớt ảnh hưởng của cựu thần vậy.
    • Dời đô Thăng Long, chính là bằng chứng, là dấu mốc cho việc vương triều mới thành lập, là việc làm lớn của bậc đế vương, được lưu danh sử sách. Trên thực tế, cho đến nay rất nhiều người vẫn biết việc dời đô diễn ra năm 1010 nhưng lại không biết nhà Lý thành lập 1 năm trước đó.
    • Việc dời đô, với những lời lẽ phủ định, mang ý chê bai nhà Đinh, Tiền Lê cũng tương tự là một cách mà các triều đại thường làm để phủ định triều trước, thu thập nhân tâm, củng cố địa vị của mình. Điều này không thể coi là vi phạm đạo lý Uống nước nhớ nguồn được vì trên thực tế, 2 nhà Đinh, Lê cũng đã có thời gian thái bình, đủ để dời đô nhưng không làm, còn các công tích khác thì Lý Thái Tổ cũng không phủ định hay phê phán.
    • Thăng Long vốn gần quê cũ của nhà Lý (Bắc Ninh) nên dời đô Thăng Long cũng coi như một cách để giúp đỡ quê hương phát triển, giúp cho địa vị cũng cố hơn.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiếu dời đô http://www.phongthuydongphuong.com/component/conte... http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvs... http://www.ninhhoatoday.net/stbkky34-3.asp http://www.tuanvietnam.net/2010-05-08-doc-lai-chie... http://web.archive.org/web/20070516002950/http://t... http://www.1000namthanglonghanoi.vn/index.php?act=... http://www.cinet.vn/upLoadFile/HTML/8_56_5_332010/... http://dlib.nlv.gov.vn/CMPortal/Resources/CMPortal... http://bachkhoatoanthu.vass.gov.vn/noidung/tudien/... http://www.quehuong.org.vn/vi/nr050307131435/nr050...